“Thiên tài không thắng kẻ nỗ lực”
“Thiên
tài không thắng kẻ nỗ lực”
Bạn có từng
nghe “Con người ta sớm muộn gì cũng nhận thấy rằng chính họ là người làm vườn
tâm hồn và đạo diễn cho cuộc đời họ” (Giêm A-len)
Cuộc sống của
chính bản thân chỉ thực sự ý nghĩa khi bạn biết bạn là ai và có những bước đi,
hành động cụ thể nỗ lực để không ngừng cải thiện bản thân, khẳng định vị trí của
bản thân.
Hôm nay,
chúng ta hãy cùng nghe câu chuyện của 2 nhân vật kỳ này cùng học hỏi cách các bạn
tự nuôi dưỡng khu vườn tâm hồn và cuộc đời của mình.
Giới thiệu bản
thân
- Họ và Tên: Mai Trọng Dũng
- Thành tựu nổi bật:
+ Nhiều kì nhận được học bổng KKHT của trường
+ Nhận được học bổng CLC của OEP dành cho sinh viên TOP1
học kì 2 năm học 2020 – 2021
+ Chinh phục N2 (T12/2021)
+ Đạt giải khuyến khích kỳ thi hùng biện tiếng Nhật dành
cho các trường Đại học ở phía Nam năm 2022
- Đã nhận naitei của
công ty: Sun* Asterisk Japan, vị trí làm việc: BrSE
- Số lần tham gia JF: 2
- Slogan của sinh viên: すべては練習の中にある
Trọng Dũng - Ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào
UIT thì ước mơ được học tập, làm việc ở Nhật Bản đã được em chia sẻ rất nhiều
và năng lực ngôn ngữ nổi trội so với những bạn cũng trang lứa cũng đã là một
trong những cơ sở để thầy cô có thể khẳng định việc em đậu phỏng vấn sẽ chỉ là
vấn đề thời gian. Từng mang trong mình kế hoạch đi du học để thực hiện ước mơ
nhưng việc du học hoãn lại do gia đình muốn em hoàn thành việc học đại học ở VN
cũng không hẳn là điều quá buồn phiền vì khi một cánh cửa đóng lại thì chắc chắn
sẽ có cánh cửa khác mở ra, hãy luôn học tập luôn trau dồi để sẵn sàng mở cửa
đúng lúc nhất. Bài báo lần này sẽ cùng nhìn lại chặng đường đầy nổ lực của Dũng
trong những năm vừa qua nhé.
Với con đường chinh phục Tiếng Nhật các bạn độc giả có thể
đón đọc ở bài báo của VPĐB dưới đây:
https://www.facebook.com/hcmuit.oep/photos/a.1805268842974896/2071920622976382/
Giới thiệu bản thân
- Họ và Tên: Lê Thị
Minh Ánh
- Thành tựu nổi bật:
+ Nhiều kì nhận được học bổng KKHT của trường
+ Nhận được học bổng CLC của OEP học kì 2 năm học 2020 –
2021
+ Chinh phục N3 (T12/2021)
- Đã nhận naitei của
công ty: Sun* Asterisk Japan, vị trí làm việc: BrSE
- Số lần tham gia JF: 1
Minh Ánh – Cô nàng sinh viên 5 tốt cấp Khoa, năng động và tràn đầy năng lượng tích cực.
Ấn tượng đầu tiên và khó quên nhất khi gặp Minh Ánh chính
là nụ cười tỏa nắng. Một nụ cười tươi, thân thiện và cho người đối diện “hảo cảm
to đùng”.
Minh Ánh luôn ý thức được rằng trước khi thực sự đặt chân lên con đường mà mình đã định hướng theo đuổi sau khi ra trường thì trong những năm còn ngồi trên ghế nhà trường bạn cần phải chuẩn bị những gì. Hãy cùng bài báo lần này tìm hiểu, hình dung đôi nét về những điều mà Minh Ánh đã cố gắng.
Giờ thì mình cùng đến với con đường sự nghiệp của Dũng,
Ánh nhé
Câu 1: Từ lúc tham gia XseedsHub cho đến khi đậu phỏng vấn
thì thời điểm nào em cảm thấy áp lực nhất? Em đã vượt qua nó như thế nào?
Dũng: Thời điểm em cảm thấy áp lực nhất đó là lần tham gia phỏng
vấn ở Sun* vào tháng 02/2022 với vị trí BrSE. Đây là một vị trí mà em mong muốn
được làm trong tương lai. Chính vì thế, em đã dành hết tâm huyết và năng lượng
của mình cho kì phỏng vấn này. Trong khoảng thời gian em chuẩn bị nội dung cho
buổi phỏng vấn, có những lúc em cảm thấy bị hoang mang, lo lắng và không tự tin
về năng lực của bản thân. Trong lúc bế tắc đó, em đã chủ động nhắn tin với cô Lệ
để tìm cách giải quyết và cô cũng đã tiếp thêm động lực cho em. Hơn hết, em
cũng tự nhận thức với bản thân rằng là cơ hội không đến nhiều lần, nếu em không
đậu kỳ này thì rất có thể những kỳ Job Fair sau, em sẽ không thể tìm được vị
trí làm việc như mong muốn của bản thân. Cũng nhờ những suy nghĩ đó, em đã lấy
lại tinh thần và chiến đấu đến cuối cùng để dù có kết quả như thế nào, em cũng
không hối hận sau này.
Ánh: Đây là lần đầu em tham gia Job Fair nên em rất là lo lắng
không biết nó sẽ diễn ra như thế nào. Hơn nữa em được biết là đợt trước chỉ có
một bạn đậu Job Fair của Sun* nên em lại càng căng thẳng hơn. Có thể nói lúc
chuẩn bị nội dung để phỏng vấn là thời điểm em cảm thấy áp lực nhất. Lúc đó em
chưa có bằng N3, em lo lắng khả năng tiếng Nhật của mình chưa đủ, sợ vô phỏng vấn
sẽ không nói được. Để có thể bình tĩnh và tự tin hơn thì em đã nhắn tin với chị
Phương và bạn Diệu xin kinh nghiệm cũng như lời khuyên. Nhờ vậy em cũng bình
tĩnh hơn và cũng suy nghĩ là nếu không đỡ lần này thì em cũng có được kinh nghiệm
đã phỏng vấn những lần sau.
Câu 2: Với thành tích học tập có thể nói là rất tốt thì
có bao giờ em bị áp lực đồng trang lứa không?
Em có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên để giảm nhẹ áp lực đó không?
Dũng: Dạ có ạ. Ba mẹ em không tạo áp lực cho em. Chị em cũng
không. Thầy cô càng không. Vậy ai là người tạo áp lực cho em? Là em (^.^). Có
thể quan điểm này của em sẽ hơi đối lập với mọi người, rằng là: đôi khi trong
cuộc sống, cũng nên có những áp lực thì mới thúc đẩy chúng ta phát triển. Vì thế,
em thường lấy những anh chị sempai, bạn bè đồng trang lứa trở thành mục tiêu của
bản thân và phấn đấu từng ngày. Cũng nhờ việc em xác định mục tiêu của bản
thân rõ ràng, và từng bước thực hiện những mục tiêu đó nên cho tới
thời điểm hiện tại, em cũng đã hoàn thành một số mục tiêu mà em đã đề ra.
Tuy nhiên, vấn đề áp lực đồng trang lứa hiện nay ở các bạn
sinh viên đang ngày càng trở nên phổ biến. Em nghĩ nguyên nhân lớn dẫn tới tình
trạng đó là do các bạn chưa xác định rõ mục tiêu phát triển, mong muốn thực sự
của bản thân. Và khi những bạn bè đồng trang lứa đạt những thành quả mà bản
thân mình chưa đạt được thì các bạn sẽ bị áp lực, mặc cảm và rơi vào tình trạng
tự ghét chính bản thân mình. Lúc đó, các bạn sẽ tự tạo áp lực lên cho chính bản
thân mình. Trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những mục tiêu và định hướng phát
triển khác nhau. Chính vì thế, thay vì chúng ta so sánh rồi tự tạo áp lực lên cho
bản thân, thì hãy biến đó trở thành động lực cố gắng hoàn thiện chính mục tiêu
của bản thân từng ngày. Và em tin chắc rằng những công sức và sự nỗ lực của các
bạn thì sẽ đến một ngày nào đó, các bạn sẽ đạt được những gì mình mong muốn. Hãy
luôn suy nghĩ tích cực và đừng bao giờ từ bỏ hi vọng nhé!
Ánh: Dạ có chứ ạ. Bởi xung quanh em có rất nhiều bạn giỏi
hơn em rất nhiều ạ. Nhất là về khả năng tiếng nhật và kỹ năng thuyết trình.
Còn về lời khuyên thì em nghĩ là đôi khi việc có áp lực
cũng giúp chúng ta có thể đạt kết quả một cách tốt hơn. Nên từ những áp lực đó
hãy biến nó thành động lực để mình phấn đấu, rồi đề ra những kế hoạch của riêng
mình. Đôi khi từ những người bạn đồng trang lứa giỏi hơn mà mình quen biết cũng
là cơ hội để mình học hỏi thêm những kiến thức thú vị và mới mẻ. Từ đó mình
cũng có thể phát triển bản thân nhiều hơn.
Câu 3: Điều em theo đuổi khi làm việc ở Nhật Bản là gì?
Dũng: Điều em theo đuổi khi làm việc ở Nhật Bản đó chính là
kinh nghiệm – trải nghiệm – mối quan hệ. Có cơ hội được sống và làm việc tại một
đất nước hoàn toàn mới, đó là một trải nghiệm em nghĩ sẽ rất đáng nhớ thời tuổi
trẻ của em. Thêm vào đó, khi làm việc ở Nhật Bản, không chỉ nâng cao kiến thức
về các lĩnh vực IT, khả năng giao tiếp Tiếng Nhật, mà em còn hiểu hơn về quy trình,
cách làm việc và suy nghĩ của người Nhật Bản trong cách giải quyết khi xãy ra vấn
đề. Với những kinh nghiệm đó, em tin chắc rằng sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân,
trở thành một người có ích, cống hiến cho xã hội.
Ánh: Đầu tiên em muốn nâng cao khả năng tiếng Nhật của bản
thân. Hơn thế là qua một môi trường mới thì em có thể sẽ có được những trải
nghiệm và kinh nghiệm riêng mà chỉ khi qua một đất nước mới lạ mới có thể có được.
Ngoài ra em còn muốn bản thân mình có thể sống tự lập hơn, và có thể có một nguồn
thu nhập ổn để lo được cho gia đình của em.
Câu 4: Có điều gì em thấy nếu được định hướng hoặc biết sớm thì sẽ tốt hơn trong quá trình học tập của mình ở UIT không?
Dũng: Em nghĩ đó chính là việc xác định rõ chuyên ngành mình sẽ
theo đuổi sớm hơn từ năm nhất và có định hướng rõ ràng công việc bản thân mong
muốn làm trong tương lai. Việc xác định rõ chuyên ngành không phải là điều dễ
dàng và nhất thời có thể quyết định được. Chính vì thế, em đã tìm hiểu thông
tin về các vị trí làm việc các chuyên ngành sau khi ra trường, lắng nghe mong
muốn và hiểu rõ năng lực của bản thân để có thể đưa ra quyết định chính xác.
Thêm một cơ sở khác để em quyết định được đó là dựa vào sở thích khi học các
môn đại cương ở trường. Việc xác định rõ chuyên ngành từ sớm giúp em tập trung
những mục tiêu đề ra và chuẩn bị tốt hơn cho việc tham gia Job Fair.
Ánh: Khi làm bất kì một việc gì thì em nghĩ việc đầu tiên cầm
làm đó là xác định được mục tiêu của mình. Nên Em nghĩ là xác định được vị trí hay nghề nghiệp tương lai muốn làm sớm
nhất thì sẽ tốt nhất. Vì từ đó mình có lựa chọn những môn học có thể bổ trợ tốt
nhất cho công việc đó. Tránh được việc học lan man nhiều môn gây tốn thời gian.
Câu 5: Em cũng sắp sang năm 4 em đã có ý định gì về việc đi thực tập để chuẩn bị cho việc sang Nhật sau khi tốt nghiệp không?
Dũng: Hiện tại, vì em đã nhận được Naitei của Sun* nên phía
công ty cũng đã hỗ trợ em về việc thực tập từ tháng 4/2022 ở vị trí em đã trúng
tuyển. Khi đi thực tập, em sẽ phải tự nỗ lực học nhiều kiến thức, công nghệ mới
để phục vụ làm dự án của công ty. Chính vì thế, em cũng đã ý thức được rằng
mình sẽ phải cố gắng hết sức và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng học hỏi những
kiến thức mới từ thầy và các anh chị Sempai. Những điều đó sẽ giúp em rất nhiều
khi em sang Nhật làm việc và có thể bắt kịp nhanh tiến độ, phong cách làm việc
của công ty Nhật Bản.
Ánh: Em đậu Naitei của Sun* nên hiện tại em đang thực tập tại
công ty. Ở đây thì em được học thêm về IT cũng những các kỹ năng cần thiết cho
vị trí BrSe: tiếng Nhật, viết báo cáo và phân công công việc ,… Từ đó em có cái
hình dung rõ ràng hơn về công việc tương lai của mình.
Câu 6 (Minh Ánh): So với các bạn nam thì em có lo sợ việc sống và làm việc ở nước ngoài không? Điều gì khiến em tự tin về việc sông một mình ở Nhật Bản vì có rất nhiều bạn nam còn ngại việc xa nhà nên không dám ra nước ngoài sinh sống
Dạ chắc chắn là có lo sợ ạ. Nếu mà nói tự tin thì cũng
không hẳn, thực ra đối với em việc qua một đất nước mới là một cơ hội để em trải
nghiệm một cuộc sống tự lập hơn, để bản thân mình cứng cáp hơn. Mục tiêu tương
lai của em là có thể tự chủ được cuộc sống của mình không phải phụ thuộc vào ai
ngoài ra có thể lo được cho gia đình.
Dù bạn lựa chọn lộ trình nào cho con đường sự nghiệp của mình đi nữa thì mong rằng những lo sợ những bất an sẽ không làm bạn nhụt chí mà hãy lấy đó làm bước đệm để có thể chứng minh được quyết định của chính mình luôn là lựa chọn phù hợp nhất với bản thân và không bao giờ hối hận vì những gì các bạn đã được thử sức trong thời tuổi trẻ đẹp nhất nhiệt huyết nhất thời đại học ở UIT.
“THÀ RẰNG THỬ RỒI SAI, DẤN THÂN RỒI TÀN ÚA, CÒN HƠN HÈN
NHÁT CHẲNG DÁM NHÚC NHÍCH MỘT NGÓN TAY NÀO”
Trích: Hãy là tất cả, hoặc không là gì
Chúc mừng Ánh và Dũng, những chia sẻ của các bạn rất bổ ích đối với các bạn còn đang thiếu định hướng trong tương lai.
Trả lờiXóa“Người duy nhất không mắc lỗi là người không làm gì cả... Đừng sợ thừa nhận thất bại. Hãy học từ thất bại” ( Lenin).